Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2000

Cải thiện chứng thiếu máu não

Hình ảnh
Đi khám bác sĩ nói cháu bị thiếu máu não làm cháu rất lo lắng. Xin bác sĩ tư vấn ngoài việc điều trị theo đơn cháu cần phải làm gì để cải thiện tình trạng trên. Thu Hà (Quảng Ninh) Thiếu máu não là tình trạng thiếu máu nuôi não, não bị thiếu máu thì hoạt động thần kinh não bộ sẽ suy giảm ngay, có rất nhiều nguyên nhân gây ra thiếu máu não, trong đó cũng có nguyên nhân do thiếu sắt, chức năng tạo máu của tủy kém hoặc thiếu các chất tạo máu. Để điều trị bệnh hiệu quả, bạn nên chú ý hơn đến việc cải thiện môi trường sống, giảm bớt gánh nặng về tinh thần, nghỉ ngơi, đồng thời kết hợp với các phương pháp điều trị thích hợp do bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Ngoài ra, nên có thói quen ăn uống thật khoa học để cung cấp đầy đủ các nguyên liệu tạo máu như ưu tiên bổ sung các nguyên tố vi lượng protein, vitamin, sắt. Ăn thêm một lượng thích hợp các loại thịt, gan, trứng, sữa, vừng... Căn cứ vào nguyên nhân thiếu máu của từng người để lựa chọn thực phẩm bổ dưỡng. Nếu thiếu máu do thiếu sắt có thể ch

Mát

Hình ảnh
Đau vùng thắt lưng là một vấn đề thường gặp. Đối với hầu hết mọi người, tình trạng này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, khoảng 15% số đó bị đau thắt lưng mạn tính và kéo dài hơn 3 tháng. Không có nhiều lựa chọn điều trị hiệu quả cho đau thắt lưng mạn tính, và bác sĩ thường kê đơn các thuốc giảm đau opioid. Tuy nhiên, các thuốc này có thể gây nghiện. Những lựa chọn điều trị khác gồm tập thể dục, tiêm steroid, thay đổi hành vi, châm cứu và phẫu thuật. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã xem xét hiệu quả của liệu pháp mát-xa trong giảm đau lưng mạn tính. Hơn 100 tình nguyện viên tham gia nghiên cứu được gặp các nhà trị liệu có kinh nghiệm để đánh giá tình trạng và lên kế hoạch điều trị. Sau 12 tuần được điều trị bởi các chuyên gia, hơn một nửa số người tham gia đã giảm tình trạng đau lưng và nhiều người tiếp tục báo cáo giảm đau sau 3 tháng. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng, liệu pháp mát-xa có hiệu quả hơn ở bệnh nhân ≥ 50 tuổi, tuy nhiên những bệnh nhân trẻ hơn vẫn được lợi. B

Xử trí khi bị lang ben

Hình ảnh
Nguyễn Hải (Lạng Sơn) Lang ben là một bệnh ngoài da phổ biến ở vùng nhiệt đới nóng ẩm; gặp chủ yếu ở người trẻ. Điều kiện thuận lợi để phát bệnh là làn da nóng ẩm do khí hậu, hoạt động thể lực, mặc quần áo bít kín, tiết nhiều mồ hôi nhờn; do suy giảm miễn dịch; suy dinh dưỡng cũng là những yếu tố làm bệnh dễ phát sinh. Lang ben thường chỉ gây cảm giác châm chích khi nóng nực, ngứa ít hoặc không ngứa. Do đó, người bệnh ít khi chữa trị sớm, nhất là khi tổn thương ở vùng da khó nhìn thấy (vùng lưng). Nếu không ngứa, thương tổn chỉ gây mất thẩm mỹ nên bệnh nhân thường không chữa sớm mà để cho lang ben lan rộng, trở nên khó trị và có thể là nguồn lây cho người khác. Bệnh rất hay tái phát, nhất là khi không biết cách phòng ngừa và điều trị đúng. Đặc biệt một số bệnh ngoài da khác cũng có biểu hiện giống lang ben. Do đó, để biết chính xác bạn nên đưa cháu đến chuyên khoa da liễu để được tư vấn và điều trị. Để phòng và trị lang ben, vấn đề quan trọng nhất là loại bỏ vi nấm gây bệnh. Bạn nên m

Bị cảm mà có 7 dấu hiệu này, cần đi khám ngay

Hình ảnh
Cảm lạnh là tình trạng khá phổ biến và thường không đáng lo ngại, tuy nhiên khi có những dấu hiệu dưới đây bạn cần đi khám vì đây là những dấu hiệu cảnh báo bệnh tiến triển nghiêm trọng. Cảm lạnh kéo dài hơn 3 tuần Cảm lạnh kèm theo ho kéo dài hơn 3 tuần có thể đáng lo ngại vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh hen, viêm khổi và các bệnh lý về phổi khác. Triệu chứng xấu đi Các triệu chứng giống cúm có vẻ được cải thiện nhưng sau đó trở lại với sốt và ho trầm trọng hơn, đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng thứ phát do viêm phế quản, viêm phổi…Khi thấy những dấu hiệu này, bạn nên đi khám bác sĩ. Đờm có màu Thông thường nước bọt sẽ tiết ra nhiều hơn khi bạn bị cảm nhưng nếu đờm có màu lạ, bạn cần cảnh giác. Đó có thể là dấu hiệu tế bào bạch cầu đang cố gắng chống lại nhiễm trùng. Vì vậy, nếu bạn thấy đờm có màu vàng, nâu, xanh hoặc thậm chí có máu thì bạn cần đi khám. Ngứa mắt hoặc chảy nước mắt Nếu bạn không ngừng chảy nước mắt, đó có thể là do bạn bị dị ứng chứ không phải cảm lạnh thông thườn

Bảo vệ răng cho bé ngay từ khi còn nhỏ

Hình ảnh
Làm cha mẹ, ai cũng mong muốn cho con mình có một hàm răng đẹp. Răng ngoài nhiệm vụ nhai nghiền, nhào trộn thức ăn, răng còn có vai trò làm nổi bật gương mặt của trẻ. Để bảo vệ răng cho trẻ các bậc cha mẹ cần làm gì? Cha mẹ cần làm gì? Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn ngọt, không cho trẻ ăn quà vặt, bánh kẹo và cần vệ sinh răng miệng tốt cho trẻ. Tăng cường cho trẻ ăn thức ăn giàu protein, canxi, phốt pho, vitaminA và D… để giúp cho răng phát triển vững chắc. Nếu cơ thể không được dung nạp đầy đủ các chất dinh dưỡng răng của bé không những mọc chậm mà sau khi mọc còn bị vi khuẩn xâm nhập, gây sâu răng. Khi bé được khoảng 6 tháng đến 2,5 tuổi là thời điểm quan trọng cho răng mọc và phát triển. Phụ huynh nên lưu ý cho bé ăn đầy đủ chất và tăng cường: sữa, thịt, cá, tôm, cà rốt… Ngoài ra cũng nên cho bé ăn thức ăn có chứa fluor, như tôm cua, sò… fluor là yếu tố vi lượng không thể thiếu được cho việc bảo vệ răng. Chất fluor có trong men răng có tác dụng ngăn ngừa sâu răng. Cần hướng dẫn cho trẻ

Những yếu tố làm tăng nguy cơ đau tim

Hình ảnh
- Các yếu tố di truyền có thể làm tăng nguy cơ. Nếu bạn có người thân trong gia đình bị đau tim, khả năng bạn bị bệnh này sẽ cao hơn. Tuy nhiên, đừng quá hoang mang. Nếu bạn duy trì lối sống lành mạnh, nguy cơ có thể giảm. - Tiểu đường týp 2 cũng là một yếu tố nguy cơ, bệnh này góp phần làm hẹp động mạch, gây ảnh hưởng tới tim. - Dữ liệu thống kê cho thấy nam giới dễ bị đau tim hơn so với nữ giới. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chị em an toàn trước bệnh này. - Độ tuổi cũng là một yếu tố có thể làm tăng nguy cơ đau tim. Sau 65 tuổi, nguy cơ cao hơn do cơ thể không thể đối phó với những ảnh hưởng của các cơn đau tim. - Cao huyết áp cũng có thể gây rắc rối cho tim. Cao huyết áp khiến bạn tăng nguy cơ đau tim, gây đột quỵ và suy thận. Bạn nên thận trọng với các thực phẩm nhiều muối. - Thừa mỡ bụng cũng là một yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe tim. Một nghiên cứu cho thấy, béo bụng có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. - So với những người không hút thuốc lá, những người hút thuố

Phát hiện và can thiệp sớm trẻ bị tự kỷ

Hình ảnh
Trẻ mắc bệnh tự kỷ không những chậm phát triển về quan hệ xã hội, ngôn ngữ, học hành mà còn có những rối loạn hành vi ảnh hưởng lớn đến cuộc sống tương lai của bản thân và là gánh nặng cho gia đình, xã hội. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và can thiệp sớm, trẻ sẽ được trợ giúp ngay từ đầu các kĩ năng ngôn ngữ, xã hội, nhận thức để có thể hòa nhập với cuộc sống bình thường. Trẻ tự kỷ cần được phát hiện và can thiệp sớm. Ảnh minh họa Nguyên nhân chưa rõ ràng Tự kỷ là một loại bệnh rối loạn phát triển của hệ thần kinh mà cho đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân và chưa có thuốc đặc hiệu điều trị. Một số giả thiết cho rằng, tự kỷ có nguyên nhân từ các yếu tố sinh học hoặc môi trường, hoặc cả hai, bao gồm cả các yếu tố nhiễm khuẩn lúc mang thai, các khiếm khuyết của hệ thống miễn dịch, gen. Nhiều ý kiến cho rằng, tự kỷ là do bất thường về gen và cấu trúc não của trẻ không bình thường (tiểu não nhỏ, các nhân não bất thường…), thiếu các chất sinh hóa trong não (ví dụ như lượng sereton). Các gen bất

Tiểu tiện liên tục, bệnh gì?

Hình ảnh
Tiểu liên tục do đâu? Nói đến tiểu tiện tức là có liên quan đến hệ tiết niệu, bao gồm thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo và lỗ đái. Tiểu tiện liên tục liên quan đến các bộ phận của hệ tiết niệu nhưng quan trọng hơn cả là bàng quang. Ở người bình thường, bàng quang có thể chứa đựng được một lượng nước tiểu khá lớn (250 - 300ml) và khi lượng nước tiểu đã đầy bàng quang sẽ kích thích hệ thần kinh gây mót tiểu và phản xạ đi tiểu. Có rất nhiều nguyên nhân làm cho rối loạn tiểu tiện, đặc biệt là tiểu liên tục ở NCT. Bộ phận nào của hệ tiết niệu cũng có thể lâm bệnh, nhưng trong chứng tiểu tiện liên tục, nên quan tâm nhất đến bàng quang, bởi vì là cơ quan chứa nước tiểu và có thể mắc một số bệnh gây tiểu tiện liên tục. Vì vậy, đứng hàng đầu gây tiểu liên tục là viêm bàng quang, bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ giới nhưng nữ thường chiếm tỉ lệ cao hơn. Căn nguyên viêm bàng quang chủ yếu do nhiễm khuẩn, hay gặp nhất là vi khuẩn E.coli, Proteus, Klebsiella, thứ đến là tụ cầu hoại sinh (S. sapro

Khi nào phải dùng đến men tiêu hóa?

Hình ảnh
Trẻ em cần sử dụng men tiêu hóa khi các tuyến tiêu hóa bị tổn thương hay khi bị giảm bài tiết gây thiếu men tiêu hóa trong cơ thể như trong một số trường hợp: viêm teo ruột kéo dài, tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng nặng, u xơ nang tuyến tụy, cắt ngắn ruột sau phẫu thuật, sau mổ cắt dạ dày. Trong thực tế, nhiều bà mẹ thường sử dụng men tiêu hóa khi trẻ biếng ăn là sai lầm bởi vì việc sử dụng không hợp lí và lâu dài men tiêu hóa sẽ làm các tuyến tiêu hóa bị ức chế, giảm bài tiết và dẫn đến teo làm cho đứa trẻ suốt đời phải phụ thuộc vào men tiêu hóa. Vì vậy trước khi sử dụng, các bà mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về loại men tiêu hóa, liều lượng, cách dùng và theo dõi sau khi dùng. Thời gian sử dụng men tiêu hóa mỗi đợt không nên quá 10 ngày. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sáng Cần phân biệt men tiêu hóa và men vi sinh (probiotic) Nhiều người đã hiểu nhầm men tiêu hóa là men vi sinh. Men vi sinh là những chế phẩm vi sinh được làm từ vi khuẩn hoặc nấm như antibio, lactomin-plus, bioflor, probio

Dấu hiệu viêm ruột thừa

Hình ảnh
Tôi 25 tuổi, thấy đau bụng âm ỉ vùng rốn lệch về bên phải. Đó có phải là dấu hiệu của bệnh viêm ruột thừa không và nếu để muộn sẽ gây những biến chứng gì? Thái Văn Châu (Nghệ An) Triệu chứng dễ nhận thấy khi bị viêm ruột thừa là: Đau âm ỉ vùng hố chậu phải. Đau nhức bắt đầu xung quanh rốn và thường chuyển tới vùng bụng dưới bên phải. Cơn đau trở nên rõ nét hơn trong nhiều giờ. Đau nhói ở bụng dưới bên phải xảy ra khi nhấn vào khu vực này. Đau nặng hơn nếu ho, đi bộ hoặc thực hiện các chuyển động khác. Buồn nôn, ói mửa (dấu hiệu thường gặp ở trẻ em). Mất cảm giác ngon miệng. Sốt nhẹ (từ 37,5 đến 38 độ C), táo bón, bí trung tiện, tiêu chảy, trướng bụng... Khi ruột thừa bị viêm và vỡ, các chất của đường ruột và các sinh vật gây bệnh có thể bị rò rỉ vào khoang bụng gây ra nhiễm trùng ổ bụng (viêm phúc mạc). Nếu ruột thừa vỡ, nhiễm trùng và sự rò rỉ các chất đường ruột có thể hình thành áp-xe (đám quánh ruột thừa). Ruột thừa áp-xe cần phải điều trị trước khi vỡ ổ áp-xe

Nôn trớ ở trẻ nhỏ và cách xử trí

Hình ảnh
Nôn trớ cũng là biểu hiện ở nhiều bệnh khác nhau hoặc dị tật ở đường tiêu hóa. Nôn trớ kéo dài sẽ làm cho trẻ biếng ăn chậm lớn, suy dinh dưỡng và nguy hiểm đến tính mạng. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ cùng tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ nôn trớ để xử trí kịp thời. Phân biệt nôn và trớ Nôn là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy ra ngoài do sự co bóp của cơ trơn dạ dày và sự co thắt của cơ thành bụng. Trớ là hiện tượng thức ăn trào ngược đơn thuần sau khi ăn không có sự co thắt của cơ thành bụng và thường là thức ăn chưa tiêu hóa. Cần lưu ý khi trẻ bị nôn thì nên đặt trẻ nằm nghiêng để chất nôn không bị hít vào đường thở, tránh cho trẻ bị sặc. Yếu tố nào gây nôn trớ ở trẻ? Nôn trớ liên quan đến ăn uống Do chế độ ăn hoặc cách cho ăn như cho trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, ngậm vú giả, pha sữa, bú bình không đúng cách, ăn thức ăn mới lạ... Một số trẻ không dung nạp hoặc dị ứng sữa bò khi ăn thường bị tiêu chảy. Do vậy cần điều chỉnh cách cho trẻ ăn. Chia thức ăn thành nhiều bữa

Xử trí ngạt tắc mũi ở trẻ

Hình ảnh
Ngạt tắc mũi là chứng bệnh thường gặp ở trẻ em do rất nhiều nguyên nhân. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị sẽ dẫn đến bị thiếu ôxy, ảnh hưởng đến sức khỏe và vận động của trẻ. Ban đêm hay có những cơn ác mộng làm cho trẻ khóc thét. Trẻ lớn hay bị nhức đầu và không tập trung khi học tập. Bài viết dưới đây giúp bạn đọc nhận biết và xử trí khi trẻ bị ngạt tắc mũi. Khi trẻ bị viêm mũi, không tự ý dùng thuốc cho trẻ. Bình thường, trẻ thở bằng mũi một cách chậm rãi, đều đặn, không có tiếng kêu và miệng thì ngậm lại. Nếu chúng ta bịt bớt một bên mũi, trẻ vẫn tiếp tục thở một cách dễ dàng. Trong trường hợp mũi bị tắc, trẻ thở khó khăn và có tiếng kêu. Muốn biết mũi có bị ngạt không, ta có thể bịt một bên mũi và đặt lưng bàn tay vào sát lỗ mũi bên kia để cảm giác được luồng gió đi qua. Kiểm tra như vậy với từng lỗ mũi một. Khi bị ngạt mũi, trẻ phải thở bằng miệng nên họng khô, rát. Chất nhày của mũi chảy xuống họng làm cho trẻ vướng họng hay ho và hay bị trớ; Tiếng

4 thói quen tốt hàng sáng ở người cao tuổi

Hình ảnh
Tuổi càng về “xế chiều” sức khỏe thể chất cũng như tinh thần bị suy giảm có thể do nhiều nguyên nhân như chế độ dinh dưỡng, bệnh tật… Thế nhưng có một điều mà đôi khi ít quan tâm đó là càng về già càng có xu hướng lười vận động và suy nghĩ… Với cuộc sống ngày nay con người được sống khỏe, sống thọ hơn và thật sự chẳng có bí mật gì nếu duy trì hoạt động thể chất và trí não hàng ngày. Bên cạnh làm chậm suy giảm nhận thức, việc luyện tập thường xuyên giúp phòng tránh các bệnh lý tim mạch, duy trì tốt hoạt động các cơ và xương khớp… Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, những người trên 65 tuổi nên có 150 phút hoạt động thể lực với cường độ trung bình hoặc 75 phút với cường độ "mạnh" mỗi tuần. Ngoài ra thường xuyên có những hoạt động trí não và đó như là liều "thuốc bổ" cho não bộ như thiền, yoga, liệu pháp thư giãn… giúp cân bằng giữa tinh thần và thể xác. Không có gì hơn mỗi sớm mai thức dậy, có những hoạt động rèn luyện đều đặn, nên có những bài tập thể dục phù hợp với l

Đau đầu do thời tiết thay đổi

Hình ảnh
Phạm Thị Kiểm (Bình Phước) Chứng đau đầu do thời tiết thay đổi (nhiệt độ chênh lớn giữa ngày và đêm, thời tiết nóng lạnh thất thường, mưa phùn ẩm ướt...) người mẫn cảm rất dễ mắc. Bệnh thường tự khỏi sau vài giờ nhưng rất khó chịu vì gây phiền toái, không thể tập trung làm việc, học hành, nhất là với những người làm nghề lái xe, điều khiển máy móc... Ngay khi xuất hiện chứng đau đầu nên nằm nghỉ ở nơi thoáng mát, tư thế chân cao hơn đầu để máu lưu thông lên não tốt hơn. Sau đó nghỉ ngơi, ăn uống điều độ. Chỉ uống thuốc giảm đau khi cơn đau đầu quá dữ dội và cần có đơn của bác sĩ để tránh tác dụng phụ và nhờn thuốc. Để phòng tránh đau đầu do thay đổi thời tiết, cần tăng cường thể lực bằng cách tập thể dục, dưỡng sinh, đều đặn để chống chọi với thời tiết, giải tỏa được stress và đẩy lùi cơn đau đầu tái phát. Những ngày thay đổi thời tiết, nhất là khi trời trở lạnh cần mặc đủ ấm, giữ ấm chân và tai nếu không sẽ đi tiểu nhiều sinh mất nhiệt dẫn đến đau đầu. Tránh đi lại ở những chỗ đông ng

Phòng bệnh thiếu máu do thiếu sắt

Hình ảnh
Nguyễn Thị Hải (Hòa Bình) Sắt là một thành phần quan trọng cần thiết cho quá trình tạo máu. Thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt là một bệnh tiến triển âm thầm nên thường bị bỏ qua. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt là do chế độ ăn thiếu chất sắt so với nhu cầu của cơ thể, ngoài ra còn có nguyên nhân do nhiễm giun (các loại giun sống ký sinh trong ruột, ăn các chất dinh dưỡng làm cho cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng, trong đó có chất sắt; hoặc như giun móc làm chảy máu đường tiêu hóa, cơ thể bị mất máu kéo dài, dẫn đến thiếu máu). Các dấu hiệu để nhận biết thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt ở trẻ em bao gồm: trẻ biếng ăn, hay quấy khóc, chậm lớn, hệ miễn dịch suy yếu, ảnh hưởng đến chỉ số thông minh (IQ). Đối với các em lứa tuổi học đường: giảm phát triển trí tuệ, vận động, giảm khả năng học tập và hoạt động thể lực, giảm phát triển thể lực, giảm sức đề kháng với bệnh nhiễm trùng. Để phòng bệnh thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt cho con, bạn cần đa dạng hóa

Tại sao cần phải được kiểm tra tâm soát thính giác cho bé?

Hình ảnh
Trẻ em bắt đầu học nói ngay từ khi mới sinh. Các bé nào nghe tốt sẽ học được rất nhiều về thế giới thông qua âm thanh. Nếu con của bạn không thể nghe tốt, con bạn có thể gặp trở ngại về phát triển các kỹ năng ngôn ngữ và học nói. Mỗi năm, khoảng 100 em bé (1 em trong số 400 trẻ được sinh ra) sinh tại British Colombia (B.C) bị mất thính giác vĩnh viễn. Với những em bé cần chăm sóc đặc biệt khi mới sinh, có khoảng 1 trong số 50 trẻ sinh ra bị mất thính giác vĩnh viễn. Hầu hết các em bé bị mất thính giác, không có dấu hiệu rõ ràng để cho chúng ta biết. Không thể nào biết được con của bạn nghe tốt như thế nào chỉ bằng cách quan sát phản ứng của bé với âm thanh hàng ngày. Đó là lý do quan trọng tại sao mỗi em bé sơ sinh phải được kiểm tra tầm soát thính giác. Con tôi sẽ được kiểm tra tầm soát thường quy gì ? Các test thính học quan trọng đối với trẻ sơ sinh và gia đình vì rất nhiều việc có thể được thực hiện nếu mất thính giác được sớm phát hiện trong cuộc đời. Tại B.C, tất cả em bé có thể

Phòng ngừa bệnh tim bẩm sinh

Hình ảnh
Phạm Hương ( Ninh Bình) Bệnh tim bẩm sinh (TBS) là một bệnh lý tim mạch ngày càng gặp phổ biến trong nhi khoa, khi mà các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh về thiếu dinh dưỡng ngày càng giảm dần. Tại các nước phát triển, tỷ lệ TBS nằm trong khoảng từ 0,7 - 1% trẻ sinh ra còn sống. Ở Việt Nam, theo báo cáo của các bệnh viện nhi, tỷ lệ bệnh TBS là khoảng 1,5% trẻ vào viện và khoảng 30-55% trẻ vào khoa tim mạch. Bệnh TBS nếu không được phát hiện sớm có thể gây tử vong đáng tiếc do rối loạn tuần hoàn cấp tính. Nếu phát hiện trẻ có những triệu chứng khác lạ sau đây: trẻ hay ho, khò khè tái đi tái lại, thở khác thường (thở nhanh, lồng ngực rút lõm khi hít vào), thường bị viêm phổi; trẻ có làn da xanh xao, lạnh, vã mồ hôi. Trẻ bị tím môi, đầu ngón tay, ngón chân; tăng lên khi khóc, khi rặn, khi bú…; trẻ bú hoặc ăn kém, chậm lên cân, thậm chí không tăng cân hay sụt cân. Trẻ chậm phát triển hơn so với trẻ bình thường (chậm mọc răng, chậm biết lật, bò…), cha mẹ cần đưa trẻ đi khám. Tuy nhiên, bạn cũng khô

Làm gì khi bị rối loạn tiêu hóa?

Hình ảnh
Rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhưng vào những ngày lễ Tết, nếu ăn uống không hợp lý rất dễ xảy ra, trong đó đáng quan tâm hơn cả là trẻ em và người cao niên. Bởi vì, hệ thống kháng thể chưa hoàn chỉnh (trẻ nhỏ) hoặc đã bị suy giảm (người già). Tuy vậy, rối loạn tiêu hóa không nhất thiết là bệnh lý, nhiều trường hợp không phải bệnh lý. Nguyên nhân nào gây rối loạn tiêu hóa không phải bệnh lý? Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa nhưng không phải do bệnh lý, trong đó, đáng chú ý hơn cả là do chế độ ăn uống không hợp lý. Trẻ em hoặc người già, ngay cả người trưởng thành, ăn quá nhiều bữa, mỗi lần ăn quá no, ăn uống quá nhiều chất béo, chất đạm, tinh bột, trong khi đó ăn ít rau quả tươi, có thể bị rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, ăn không đúng bữa, ăn thức ăn dự trữ của ngày hôm trước hoặc đã để lâu ngày, nhất là trong những ngày Tết, do thức ăn dư thừa qua mỗi bữa ăn sẽ dẫn đến tình trạng hệ men tiêu hóa không sản xuất kịp hoặc không đủ để tiêu hóa thức ăn biểu hiện