Bài đăng

Những thói quen xấu bạn nên từ bỏ

Hình ảnh
Dưới đây là những thói quen xấu mà các bác sĩ khuyên bạn nên từ bỏ: Nhịn tiểu Nhịn tiểu có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang ở cả nam và nữ. Bạn hãy bỏ ngay thói quen xấu này để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhai kẹo cao su liên tục Nếu bạn là người thích nhai kẹo cao su liên tục, hãy cố gắng thay đổi vì theo các chuyên gia thói quen này có liên quan với tình trạng cứng và đau xương hàm. Cắn móng tay Cắn móng tay cũng là một trong những thói quen xấu có thể gây ra các vấn đề về dạ dày và viêm nhiễm. Thói quen cắn móng tay khiến các vi khuẩn, chất bẩn tích tụ trong móng tay xâm nhập vào cơ thể. Không dùng chỉ nha khoa Không dùng chỉ nha khoa thường xuyên sẽ khiến các mẩu thức ăn nhỏ vẫn bám ở kẽ răng, ngay cả khi bạn chải răng cũng không loại bỏ được, gây ra các vấn đề về răng miệng. Sử dụng máy tính liên tục Dùng máy tính liên tục trong hơn 6 giờ không chỉ gây ra các vấn đề về mắt mà còn dẫn tới nhiều bệnh khác như tăng huyết áp, stress… Ngồ

Cải thiện chứng thiếu máu não

Hình ảnh
Đi khám bác sĩ nói cháu bị thiếu máu não làm cháu rất lo lắng. Xin bác sĩ tư vấn ngoài việc điều trị theo đơn cháu cần phải làm gì để cải thiện tình trạng trên. Thu Hà (Quảng Ninh) Thiếu máu não là tình trạng thiếu máu nuôi não, não bị thiếu máu thì hoạt động thần kinh não bộ sẽ suy giảm ngay, có rất nhiều nguyên nhân gây ra thiếu máu não, trong đó cũng có nguyên nhân do thiếu sắt, chức năng tạo máu của tủy kém hoặc thiếu các chất tạo máu. Để điều trị bệnh hiệu quả, bạn nên chú ý hơn đến việc cải thiện môi trường sống, giảm bớt gánh nặng về tinh thần, nghỉ ngơi, đồng thời kết hợp với các phương pháp điều trị thích hợp do bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Ngoài ra, nên có thói quen ăn uống thật khoa học để cung cấp đầy đủ các nguyên liệu tạo máu như ưu tiên bổ sung các nguyên tố vi lượng protein, vitamin, sắt. Ăn thêm một lượng thích hợp các loại thịt, gan, trứng, sữa, vừng... Căn cứ vào nguyên nhân thiếu máu của từng người để lựa chọn thực phẩm bổ dưỡng. Nếu thiếu máu do thiếu sắt có thể ch

Mát

Hình ảnh
Đau vùng thắt lưng là một vấn đề thường gặp. Đối với hầu hết mọi người, tình trạng này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, khoảng 15% số đó bị đau thắt lưng mạn tính và kéo dài hơn 3 tháng. Không có nhiều lựa chọn điều trị hiệu quả cho đau thắt lưng mạn tính, và bác sĩ thường kê đơn các thuốc giảm đau opioid. Tuy nhiên, các thuốc này có thể gây nghiện. Những lựa chọn điều trị khác gồm tập thể dục, tiêm steroid, thay đổi hành vi, châm cứu và phẫu thuật. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã xem xét hiệu quả của liệu pháp mát-xa trong giảm đau lưng mạn tính. Hơn 100 tình nguyện viên tham gia nghiên cứu được gặp các nhà trị liệu có kinh nghiệm để đánh giá tình trạng và lên kế hoạch điều trị. Sau 12 tuần được điều trị bởi các chuyên gia, hơn một nửa số người tham gia đã giảm tình trạng đau lưng và nhiều người tiếp tục báo cáo giảm đau sau 3 tháng. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng, liệu pháp mát-xa có hiệu quả hơn ở bệnh nhân ≥ 50 tuổi, tuy nhiên những bệnh nhân trẻ hơn vẫn được lợi. B

Xử trí khi bị lang ben

Hình ảnh
Nguyễn Hải (Lạng Sơn) Lang ben là một bệnh ngoài da phổ biến ở vùng nhiệt đới nóng ẩm; gặp chủ yếu ở người trẻ. Điều kiện thuận lợi để phát bệnh là làn da nóng ẩm do khí hậu, hoạt động thể lực, mặc quần áo bít kín, tiết nhiều mồ hôi nhờn; do suy giảm miễn dịch; suy dinh dưỡng cũng là những yếu tố làm bệnh dễ phát sinh. Lang ben thường chỉ gây cảm giác châm chích khi nóng nực, ngứa ít hoặc không ngứa. Do đó, người bệnh ít khi chữa trị sớm, nhất là khi tổn thương ở vùng da khó nhìn thấy (vùng lưng). Nếu không ngứa, thương tổn chỉ gây mất thẩm mỹ nên bệnh nhân thường không chữa sớm mà để cho lang ben lan rộng, trở nên khó trị và có thể là nguồn lây cho người khác. Bệnh rất hay tái phát, nhất là khi không biết cách phòng ngừa và điều trị đúng. Đặc biệt một số bệnh ngoài da khác cũng có biểu hiện giống lang ben. Do đó, để biết chính xác bạn nên đưa cháu đến chuyên khoa da liễu để được tư vấn và điều trị. Để phòng và trị lang ben, vấn đề quan trọng nhất là loại bỏ vi nấm gây bệnh. Bạn nên m

Bị cảm mà có 7 dấu hiệu này, cần đi khám ngay

Hình ảnh
Cảm lạnh là tình trạng khá phổ biến và thường không đáng lo ngại, tuy nhiên khi có những dấu hiệu dưới đây bạn cần đi khám vì đây là những dấu hiệu cảnh báo bệnh tiến triển nghiêm trọng. Cảm lạnh kéo dài hơn 3 tuần Cảm lạnh kèm theo ho kéo dài hơn 3 tuần có thể đáng lo ngại vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh hen, viêm khổi và các bệnh lý về phổi khác. Triệu chứng xấu đi Các triệu chứng giống cúm có vẻ được cải thiện nhưng sau đó trở lại với sốt và ho trầm trọng hơn, đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng thứ phát do viêm phế quản, viêm phổi…Khi thấy những dấu hiệu này, bạn nên đi khám bác sĩ. Đờm có màu Thông thường nước bọt sẽ tiết ra nhiều hơn khi bạn bị cảm nhưng nếu đờm có màu lạ, bạn cần cảnh giác. Đó có thể là dấu hiệu tế bào bạch cầu đang cố gắng chống lại nhiễm trùng. Vì vậy, nếu bạn thấy đờm có màu vàng, nâu, xanh hoặc thậm chí có máu thì bạn cần đi khám. Ngứa mắt hoặc chảy nước mắt Nếu bạn không ngừng chảy nước mắt, đó có thể là do bạn bị dị ứng chứ không phải cảm lạnh thông thườn

Bảo vệ răng cho bé ngay từ khi còn nhỏ

Hình ảnh
Làm cha mẹ, ai cũng mong muốn cho con mình có một hàm răng đẹp. Răng ngoài nhiệm vụ nhai nghiền, nhào trộn thức ăn, răng còn có vai trò làm nổi bật gương mặt của trẻ. Để bảo vệ răng cho trẻ các bậc cha mẹ cần làm gì? Cha mẹ cần làm gì? Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn ngọt, không cho trẻ ăn quà vặt, bánh kẹo và cần vệ sinh răng miệng tốt cho trẻ. Tăng cường cho trẻ ăn thức ăn giàu protein, canxi, phốt pho, vitaminA và D… để giúp cho răng phát triển vững chắc. Nếu cơ thể không được dung nạp đầy đủ các chất dinh dưỡng răng của bé không những mọc chậm mà sau khi mọc còn bị vi khuẩn xâm nhập, gây sâu răng. Khi bé được khoảng 6 tháng đến 2,5 tuổi là thời điểm quan trọng cho răng mọc và phát triển. Phụ huynh nên lưu ý cho bé ăn đầy đủ chất và tăng cường: sữa, thịt, cá, tôm, cà rốt… Ngoài ra cũng nên cho bé ăn thức ăn có chứa fluor, như tôm cua, sò… fluor là yếu tố vi lượng không thể thiếu được cho việc bảo vệ răng. Chất fluor có trong men răng có tác dụng ngăn ngừa sâu răng. Cần hướng dẫn cho trẻ

Những yếu tố làm tăng nguy cơ đau tim

Hình ảnh
- Các yếu tố di truyền có thể làm tăng nguy cơ. Nếu bạn có người thân trong gia đình bị đau tim, khả năng bạn bị bệnh này sẽ cao hơn. Tuy nhiên, đừng quá hoang mang. Nếu bạn duy trì lối sống lành mạnh, nguy cơ có thể giảm. - Tiểu đường týp 2 cũng là một yếu tố nguy cơ, bệnh này góp phần làm hẹp động mạch, gây ảnh hưởng tới tim. - Dữ liệu thống kê cho thấy nam giới dễ bị đau tim hơn so với nữ giới. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chị em an toàn trước bệnh này. - Độ tuổi cũng là một yếu tố có thể làm tăng nguy cơ đau tim. Sau 65 tuổi, nguy cơ cao hơn do cơ thể không thể đối phó với những ảnh hưởng của các cơn đau tim. - Cao huyết áp cũng có thể gây rắc rối cho tim. Cao huyết áp khiến bạn tăng nguy cơ đau tim, gây đột quỵ và suy thận. Bạn nên thận trọng với các thực phẩm nhiều muối. - Thừa mỡ bụng cũng là một yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe tim. Một nghiên cứu cho thấy, béo bụng có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. - So với những người không hút thuốc lá, những người hút thuố